Lắp đặt hệ thống điện khi xây nhà cần lưu ý
Hệ thống điện luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu xây dựng nhà. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết và phải đảm bảo được an toàn. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho tổ ấm của mình nhé.
Lên kế hoạch thiết kế lắp đặt hệ thống điện khi xây nhà
Khi tiến hành xây nhà bạn cần phối hợp với bộ phận thiết kế để lên kế hoạch về hệ thống điện của gia đình bạn. Bạn cần cung cấp đầy đủ ý tưởng sử dụng trang thiết bị của gia đình mình để người thiết kế tính toán phù hợp. Nhà thiết kế sẽ lên bản vẽ chi tiết về hệ thống điện như nào và mua vật tư điện cần thiết như dây điện, ổ cắm, cầu dao,… đối với từng hệ thống điện.
Trước khi xây nhà cần lên kế hoạch chi tiết về hệ thống điện.
Đối với hệ thống điện ngầm
Đối với hệ thống điện ngầm nếu người dùng lựa chọn hình thức thiết kế đường dây đi ngầm thì người dùng cần lên sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu trữ hồ sơ này để tiện việc sửa chữa sau này. Ngoài ra, nếu đi đường dây điện ngầm thì tốt nhất gia đình bạn nên chọn dòng ống bảo vệ bằng vật liệu có thể chống giật, chống cháy.
Đặc biệt, bạn đừng nên tiết kiệm mà mua thiết bị lởm bởi khi hỏng hóc sửa chữa sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, hãy mua những thiết bị chất lượng, mặc dù giá hơn cao nhưng so về thời gian sử dụng lâu hơn và tiết kiệm được một phần chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Đối với hệ thống điện nổi
Với hệ thống điện nổi thì người dùng cần lắp đặt ở trên cao, tránh va chạm và ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Thêm vào đó, đường dây điện nổi tuyệt đối không lắp đặt ở nơi ẩm thấp, gần nguồn nước. Các đường dây điện nổi cần được lắp trong ống nhựa và cố định trên tường, không được mắc đại mắc bừa dẫn tới chập điện chết người, cháy nổ.
Như vậy, việc đi đường dây cũng như lắp đặt các thiết bị điện cần phải được bố trí một cách khoa học. Và để làm được điều đó thì hãy cùng Trương Hiền tìm hiểu kinh nghiệm khi lắp đặt hệ thống điện cho gia đình.
Xây dựng hệ thống điện là cách an toàn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
Kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện khi xây nhà
Khi xây nhà người dùng chắc chắn phải lưu ý những điều dưới đây khi thiết kế hệ thống điện:
-
Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà.
-
Lắp đặt dây dẫn trong nhà thì gia đình nên đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc ống luồn dây điện, ống này thường làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối.
-
Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hay giữa 2 puli sứ kề nhau người dùng nên lưu ý không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc không nhỏ hơn 10 mm.
-
Cầu dao điện, công tắc điện đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, không để vật vướng mắc bên dưới và đặt ở địa điểm rộng rãi, đủ sáng để khi cần thiết đóng hay cắt điện nhanh chóng.
-
Dây dẫn điện xuyên qua tường hay qua mái nhà thì khi lắp đặt phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.
-
Đường dây chính trong nhà cũng như các đường dây phụ phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che. Ngoài ra, dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện.
Người dùng nên lưu ý chi tiết những kinh nghiệm trên khi lắp đặt hệ thống điện.
-
Nếu các cầu dao điện, công tắc điện hay các ổ cắm điện bị hư hỏng thì phải lập tức thay thế ngay nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng cháy nổ hay điện giật.
-
Không bao giờ đóng, cắt cầu dao hay các công tắc điện… khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao. Công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.
Như vậy, với các kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện trong nhà an toàn mà Trương Hiền chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho các bạn. Khi tiến hành xây dựng hệ thống điện người dùng hãy áp dụng những kinh nghiệm này để hệ thống điện nhà bạn an toàn tuyệt đối nhé.