Mẹo sơn lại nhà siêu đẹp, siêu nhanh và siêu tiết kiệm

Ngôi nhà của bạn đã xuất hiện vết xước, nứt, vết ố vàng, vết bẩn,…bởi năm tháng và thời tiết. Vậy việc làm của bạn cần làm bây giờ đó chính là sơn lại nhà-tân trang lại cho ngôi nhà thêm mới thôi. Nhưng việc sơn lại nhà cũng không phải việc nói là làm được. Bởi nó cũng phải trải qua quy trình như sơn một căn nhà hoàn toàn mới. Nếu chưa biết quy trình sơn lại nhà như thế nào, quý khách hãy cùng tham khảo ngay những mẹo siêu bền siêu nhanh và siêu tiết kiệm bên dưới này nhé.

Một số lưu ý khi sơn lại nhà:

Xử lý lớp sơn cũ: Trước khi sơn nhà, cho dù là mới hay sơn lại nhà, thì chắc chắn càn phải xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn lại. Việc xử lý lớp sơn cũ giúp lớp sơn cũ giúp lớp sơn mới tăng độ bám dính và được bền hơn trước. Để đạt kết quả tốt, bề mặt cũ cần được làm sạch, tẩy rửa các vết loang ố, bụi bẩn,…

Lưu ý điều kiện thời tiết.

Chất lượng sơn không chỉ phụ thuộc vào bạn lựa chọn loại sơn nào, mà nó còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Khi nhiệt độ môi trường bao gồm nắng, mưa ,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt sơn, cả độ bền màu và khả năng chống thấm.

Bề mặt bên trong nhà và ngoài nhà lại chịu ảnh hưởng khác nhau. Thường thì bề ngoài nhà sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn. Chính vì thế, bạn cần lưu ý rằng sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài nhà.

Ngoài việc nắm rõ kiến thức về kỹ thuật sơn, thì việc chọn sơn chất lượng cũng là phần quan trọng.

An toàn sức khỏe và môi trường: Trên thị trường hiện nay thì có nhiều sản phẩm, tuy nhiên chỉ có sản phẩm tốt, chất lượng mà còn có cả sản phẩm có chất lượng thấp, độc hại xen lẫn. Nên trong việc chọn sơn, bạn không chỉ chọn những hãng sơn bền màu mà còn phải an toàn đối với môi trường và sức khỏe của gia đình bạn.

Quy trình sơn tại nhà:

Bước 1: che chắn đồ đạc trước khi sơn lại nhà cũ

Trước khi sơn lại nhà, bạn phải di chuyển, che chắn các đồ đạc trong nhà ra khỏi khu vực mà bạn cần sơn lại.

Đặc biệt, phải phủ kín sàn nhà, đồ nội thất và phần còn lại của bề mặt bằng bạt, hoặc các loại giấy báo cũ tránh sơn bám vào.

Dán lại các công tắc, ổ cắm điện, khung cửa sổ, những viền trang trí bằng băng dính.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần sơn lại nhà cũ

Công đoạn này, công việc chính là quét bụi, dùng giẻ lau, chổi lông gà để lau lại một lượt bề mặt tường.

Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chuyên dụng, để có thể làm sạch bề mặt, nấm mốc,….

Bước 3: Trám vá lại các vị trí bong tróc, nứt nẻ

Nếu lâu, ngôi nhà của bạn sẽ xuất hiện những vết lồi. Bạn cần sử dụng bàn cạo, cạo bằng các vết lồi.

Còn những chỗ lõm hoặc nứt nẻ, nên trám bằng các loại keo dính đặc biệt. Chú ý là nên quét nhiều lớp keo mỏng thay vì một lớp dày cộp, dùng chổi san keo cho đều nhé.

Bước 4: Sơn lót các vị trí bong tróc khi sơn lại nhà

– Bạn có thể dùng chổi sơn, hoặc con lăn để thi công 1 đến 2 lớp sơn lót chống kiềm.
– Mỗi lớp sơn cần phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 tiếng để tường được khô đạt tiêu chuẩn.
– Nếu muốn việc thi công dễ dàng và tường có độ che phủ tối đa thì bạn thêm 10% nước sạch nữa.

Bước 5: Dùng sơn phủ màu cuối cùng khi sơn lại nhà

Sơn màu lần 1:
– sau khi thi công sơn kiềm 2h có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
– Dụng cụ thi công có thể là cọ hoặc lu sơn.
– trước khi thi công sơn màu nên pha loãng với 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và thuận lợi cho việc thi công.
– Tiến hành sơn màu lần 1 .
– Sau khi sơn màu lần 1 nếu còn các khiếm khuyết của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.
Sơn màu lần 2 để hoàn thiện:
– 2 tiếng sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.
– Dụng cụ cần thi công tương tự lần 1, vì là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
– Khi tiến hành sơn xong, có thể dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

 

Với những bước sơn lại nhà theo quy trình như trên, chắc chắn ngôi nhà của bạn sẽ đẹp như bạn mong muốn.

Viết bình luận:
zalo